Các cách tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký

Các cách tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký

SHARE

Hiện nay, Cục sở hữu trí tuệ đã có những cách khác nhau giúp các cá nhân tổ chức thực hiện tra cứu các nhãn hiệu đã đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. Trong bài viết này Lawkey sẽ hướng dẫn cụ thể:

1. Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu? 

Tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên cũng là bước vô cùng quan trọng khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nó sẽ xác định giúp bạn nhãn hiệu đó, thương hiệu đó đã có ai đăng ký hay chưa? Bạn có khả năng để sở hữu nhãn hiệu đó, thương hiệu đó hay không?

Việc thực hiện tra cứu nhãn hiệu đem lại rất nhiều lợi ích:

– Xác định xem nhãn hiệu đó có khả năng bảo hộ hay không? 

Nhãn hiệu của bạn chỉ được bảo hộ nếu chưa có cá nhân/ tổ chức nào đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu đó (trên cùng ngành nghề).

Nhãn hiệu của bạn cũng sẽ không được bảo hộ nếu nó gây nhầm lẫn, trùng lặp , gần giống đối với một nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó.

Chỉ có tra cứu nhãn hiệu mới có thể trả lời chính xác cho bạn những vấn đề nếu trên!

– Tiết kiệm chi phí phát triển thương hiệu, tiết kiệm thời gian nếu thực hiện tra cứu nhãn hiệu

Thời gian nộp đơn – xét duyệt đơn – cấp văn bằng bảo hộ là rất dài. Nó có thể kéo dài đến 18 tháng nếu Cục đang tiếp nhận quá nhiều đơn. Bạn nghĩ sao nếu bạn có công sức, bỏ tiền bạc để phát triển 01 thương hiệu trong vòng 18 tháng rồi nhận được một thông báo “từ chối cấp văn bằng bảo hộ” từ cục sở hữu trí tuệ?

Để tránh điều ấy, bạn phải thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Xác định xem nhãn hiệu đó có khả năng bảo hộ hay không? Nếu có khả năng bảo hộ thì nộp đơn yêu cầu bảo hộ, nếu không có khả năng bảo hộ thì sử dụng thương hiệu khác, tìm hướng khắc phục nhãn hiệu để được bảo hộ…

Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí phát triển thương hiệu, tiết kiệm được thời gian và công sức phát triển thương hiệu.

2. Hướng dẫn thực hiện tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

+ Bước 1: Truy cập website tra cứu nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ

+ Bước 2: Điền thông tin tra cứu

+ Bước 3: Ấn tìm kiếm và xem thông tin

Các lưu ý khi thực hiện tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: 

– Trước khi thực hiện tra cứu, bạn cần chuẩn bị tên thương hiệu cần tra cứu, xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (nhóm sản phẩm hàng hoá dịch vụ theo bảng mã Ni-xo)

– Dữ liệu thực hiện tra cứu sơ bộ chỉ chính xác 40-50% vì dữ liệu trên trang thư viện của Cục sở hữu thường chậm và thiếu so với thực tế khoảng 03 tháng.

– Việc thực hiện tra cứu sơ bộ là hoàn toàn miễn phí! Bạn có thể tự thực hiện tra cứu, hoặc cũng có thể liên hệ với Luật Dương Gia để được hỗ trợ tra cứu, hướng dẫn tra cứu…

3. Hướng dẫn thực hiện tra cứu nhãn hiệu nâng cao (tra cứu chi tiết)

Là hình thức thực hiện tra cứu có độ chính xác cao, được tiến hành bởi các chuyên viên xét nghiệm đơn trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ. Với việc tra cứu nhãn hiệu chi tiết, bạn có thể lựa chọn 01 trong 02 giải pháp sau:

+ Tự mình thực hiện tra cứu: Với phương án này, bạn cần chuẩn bị đơn xin tra cứu nhãn hiệu chi tiết kèm mẫu nhãn gửi tới Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để xin tra cứu chi tiết. Thời gian xét nghiệm và trả lời là 01 tháng.

+ Nhờ đơn vị tư vấn thực hiện tra cứu: Với phương án này, bạn chỉ cần đặt yêu cầu, cung cấp mẫu nhãn hiệu và sản phẩm hàng hoá dịch vụ muốn tra cứu bảo hộ. Mọi việc còn lại đã có đơn vị tư vấn tư vấn – hỗ trợ và thay mặt bạn thực hiện!

SHARE

LEAVE A REPLY